Mạnh Thường Quân của đồng bào Pa Kô, Vân Kiều

Đổi đời nhờ... sắn
Tiền thân của Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị là đại lý Bách hóa thực phẩm Quảng Trị, thành lập vào tháng 5.1973.
Dù quy mô, nguồn lực ban đầu khiêm tốn nhưng đại lý luôn tiên phong mở lối đưa muối, gạo vào các bản làng miền núi để phục vụ nhu cầu của đồng bào.
Nhờ đó, đại lý liên tục phát triển quy mô và chuyển sang mô hình công ty vào năm 2004.
Từ đó đến nay, Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị đã xây dựng 5 nhà máy chế biến tinh bột sắn, cao su và viên năng lượng, mỗi năm nộp 300 tỷ đồng tiền thuế cho Nhà nước.
Ông Hồ Xuân Hiếu – Tổng Giám đốc Công ty cho biết, 70% doanh thu của đơn vị là từ chế biến sản phẩm nông nghiệp.
Còn nhớ những năm trước 2004, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô huyện Hướng Hóa trồng lúa rẫy nhưng năng suất thấp, thường xuyên phải ăn sắn thay cơm.
Nhìn người dân sống ở nơi có cả ngàn ha đất mà vẫn đói khổ, lãnh đạo công ty rất trăn trở.
Sau đó, chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa, đồng thời vận động bà con trồng sắn cho công ty. Phía công ty cấp giống, vốn, hướng dẫn bà con kỹ thuật và thu mua sắn tận rẫy với giá luôn cao hơn thị trường.
“Hiện nay, giá sắn trên thị trường từ 1.200 -1.300 đồng/kg, nhưng chúng tôi vẫn thu mua với giá 1.700 - 2.000 đồng/kg.
Từ 300ha sắn năm 2004, đến nay diện tích sắn của công ty đã đạt 4.500ha, bao gồm cả huyện Hướng Hóa và Đakrông.
Mỗi năm cây sắn đem lại cho đồng bào 2 huyện 300 tỷ đồng, nhiều người từ sắn mà thoát nghèo” - ông Hiếu chia sẻ.
Giúp nông dân trồng tiêu giỏi
Ông Hồ Xuân Hiếu tâm sự, công ty hoạt động với nguyên tắc lấy lợi ích của người dân, nhất là đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa làm lợi ích của mình.
Đầu năm 2011, trong một chuyến khảo sát cây tiêu vùng Cùa (địa bàn 2 xã Cam Chính, Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ), ông Hồ Xuân Hiếu nhận thấy mỗi ha tiêu bà con chỉ thu được 8 tạ, trong khi nông dân Tây Nguyên thu tới 4 tấn.
Để giúp đồng bào thay đổi cách làm, công ty mời lãnh đạo huyện Cam Lộ đi tham quan, học tập kinh nghiệm trồng tiêu các nơi, mới biết lâu nay nông dân Quảng Trị trồng tiêu trên cây mít, xoài và tưới nước không đúng kỹ thuật nên năng suất thấp.
Ngay sau chuyến đi, công ty đã chủ trì dự án phục hồi tiêu Cùa, giúp bà con chuyển sang trồng tiêu trên trụ gạch, bê tông, tưới nước đủ và đúng kỹ thuật...
Sau gần 5 năm, năng suất tiêu vùng Cùa đã đạt 4 tấn/ha và sản phẩm “Hồ tiêu Cùa” của công ty còn đạt giải Vàng quản lý chất lượng quốc tế thế kỷ năm 2014.
Related news

Những năm trở lại đây, thay vì thả rông trâu bò ngoài núi, người Cor ở xã Trà Giang (Trà Bồng - Quảng Ngãi) đã mạnh dạn chăn nuôi theo hình thức chuồng trại, trồng cỏ VA06 làm thức ăn cho bò. “Cũ người, mới ta”, mô hình này, bước đầu đã đem lại những hiệu quả tích cực tại địa phương.

Trước tình trạng tại một số tỉnh, TP như Hà Nội, Lâm Đồng, Long An, Sóc Trăng… các DN không thu mua hết sữa cho người chăn nuôi bò sữa trong khi chất lượng sữa vẫn đảm bảo, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã có văn bản đề nghị Sở NN&PTNT các địa phương sớm tháo gỡ.

Trước đây, sau khi thu hoạch vụ lúa mùa, hầu hết những chân ruộng một vụ ở xã Kim Bình (Kim Bôi - Hòa Bình) bỏ hoang. Tuy nhiên, bằng cách làm sáng tạo, chịu khó của mình, những nông dân ở đây đã biến những chân ruộng 1 vụ thành bãi chăn thả nuôi gà mang lại giá trị kinh tế cao và tận dụng được nguồn phụ phẩm nông sản của gia đình.

Nhận thấy địa bàn xã Bình Tân đất rộng, nhà thưa, ruộng lúa mênh mông… rất thuận lợi để phát triển đàn bò, năm 2012, anh quyết định đầu tư chuồng trại, mua 5 con bò giống (bò ta) về nuôi. Qua thời gian nuôi, nhận thấy hiệu quả mang lại từ giống bò này không cao do chúng vừa nhỏ con, chậm lớn, thời gian phối giống lại kéo dài (17 - 18 tháng tuổi)… anh đành chấp nhận bán chịu lỗ.

Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học Balasa N01 ở tỉnh đã được nông dân quan tâm và ứng dụng nhiều bởi lợi ích đem lại của nó. Việc sử dụng đệm lót sinh học cho chăn nuôi heo đã góp phần làm giảm thải tối đa nguy cơ ô nhiễm và hiệu quả tốt đối với môi trường nhờ hệ vi sinh vật có lợi giúp phân hủy gần như triệt để chất thải. Từ đó làm giảm mùi hôi, bảo đảm môi trường sống có lợi cho vật nuôi và an toàn cho sức khỏe con người.